HỖ TRỢ TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý CẢI THIỆN VỀ CHÚ Ý NGHE

I. TRỞ NGẠI VỀ NGHE:
Trẻ gặp trở ngại trong tiếp thu thính giác có thể nghe tốt và các giác quan tiếp nhận vẫn nguyên vẹn, nhưng trẻ không hiểu được ý nghĩa của những gì mình đã nghe. Trẻ nghe lời giảng bài của giáo viên, nhưng trẻ không thể thực hiện chỉ dẫn hoặc hấp thu được bài học vì trẻ không hiểu nó. những trẻ gặp trở ngại về tiếp thu thính giác có thể gặp rắc rối trong việc nghe hoặc chú ý đến các tác nhân kích thích nghe. Trẻ cũng gặp khó khăn trong việc hiểu được ý nghĩa của những từ trừu tượng, trả lời có hay không những câu hỏi mang một khái niệm, trả lời những câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của mình về những bài đã học, hiểu được những gì đã nghe từ năng ghi âm hoặc radio, làm theo lời chỉ dẫn, nhận diện các đồ vật được mô tả bằng lời và phân biệt các tác nhân kích thích nghe.
II. HỖ TRỢ TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
– Khả năng nghe của trẻ được cải thiện nếu giáo viên đưa ra những lời chỉ dẫn bằng những câu ngắn chỉ gồm một khái niệm; sau đó yêu cầu trẻ lặp lại những gì đã được nghe.
– lưu ý trẻ về lời chỉ dấn sắp sửa phải làm theo và khuyến khích trẻ nghe lời chỉ dẫn ấy thật ký.
– Mỗi lần chỉ đưa ra một lời chỉ dẫn duy nhất.
– Nên tạo nhiều hình ảnh kích thích trẻ nhìn.
– Các lời chỉ dẫn từ đơn giản đến phức tạp: (a) bước đến cửa; (b) bước đến cửa và gõ; (c) bước đến cửa, gõ và xoay tay nắm; (d) bước đến cửa, gõ,, xoay tay nắm và mở cửa.
– Bảo trẻ nhắm mắt. Dùng một vật quen thuộc nào đó để tạo ra một âm thanh. Trẻ phải nhận diện ra vật đó qua âm thanh mà nó tạo ra.
– Hô to một hành động riêng biệt. Trẻ phải làm ngay hành động ấy, ví dụ: vỗ tay!
– Đưa trẻ một tờ giấy trắng và những cây bút chì màu. Phải đảm bảo là trẻ đã phân biệt được màu sắc của chúng. Bảo trẻ hãy vẽ, ví dụ: (a) một vòng tròn xanh; (b) một vòng tròn xanh và một chữ thập đỏ; (c) một vòng tròn xanh, một chữ thập đỏ và nối hai hình đó với nhau bằng một đường thẳng nâu. Rất nhiều bài tập có thể được phát triển thêm theo kiểu này bằng cách dùng các khái niệm như trên, dưới, trong, ngoài, ít hơn, nhiều hơn. Ví dụ: bảo trẻ hãy vẽ một chậu hoa với ít hơn bảy hoa đỏ và nhiều hơn năm hoa đỏ.
– Kể cho trẻ nghe một truyện ngắn vài lân. Lưu ý trẻ mỗi lần về câu hỏi mà bạn định hỏi trẻ: (a) để trẻ kể tên những những người trong truyện; (b) để trẻ trả lời những câu hỏi ngắn về truyện này; (c) đưa ra một sự việc riêng biệt trong truyện, bảo trẻ miêu tả lại bằng hành động sự việc ấy; (d) bảo trẻ kể lại truyện bằng chính lời của trẻ.
– Giáo viên nói ba từ, trong đó có hai từ giống nhau, trẻ phải chỉ ra từ khác kia. Ví dụ: bàn, ghế, bàn. Số từ sẽ tăng dần khi trẻ phát triển được khả năng nghe và nhớ thêm được những khác biệt. ví dụ: bàn, ghế, dao, nĩa, bàn.
– Bảo trẻ dùng điệu bộ và cử chỉ để miêu tả những gì đã được nghe, ví dụ: nhắm mắt, dậm chân trên sàn, vỗ hai tay lên đầu gỗi, đặt một tay lên bụng, tay kia đặt ra sau lưng. Bảo trẻ thể hiện một cách tượng trưng những gì được thấy và nghe.
– Viết chính tả. Đọc những câu ngắn cho trẻ. Trẻ phải viết ra câu mà giáo viên không đọc lặp lại. Những câu có thể dần dần trở nên dài hơn.
– Nghe một câu và thêm vào một từ đúng nghĩa. Ví dụ: thầy (cô) đang nghĩ đến một từ mà nó sẽ nói cho chúng ta biết cái gì ăn với xúp.
– Điền vào các khoảng trống trong những câu chuyện ngắn và các bài thơ.
 
🏫 Trung Tâm Tự kỷ Đak Lak
🏠Số 1 Trần Huy Liệu, P.Tân Thành (gần Bv tỉnh cũ)
📞0948 366 467 (Cô Thương)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *